Diễn đàn rao vặt Nghệ An
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn rao vặt Nghệ An

You are not connected. Please login or register

Cô gái Chăm say hồn gốm cổ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1 Cô gái Chăm say hồn gốm cổ  Empty Cô gái Chăm say hồn gốm cổ Mon Aug 22, 2011 5:16 pm

nghean


Admin

(dulichthanhnien- 2/13/2011 6:40:00 AM ) Sử Thị Kiều Lan, có tên Chăm là MưLang KútJài, sinh năm 1975 tại một làng gốm cổ xưa nhất vùng Đông Nam Á - làng gốm Bầu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận).
Kiều Lan và niềm đam mê Gốm

Là con gái thứ ba trong một gia đình nhiều đời làm nghề gốm, cô đã bị những đống đất cát mà bà nội và mẹ cô nhào nặn hút hồn ngay từ nhỏ.



Vào những năm đó cô đã khiến cho đám bạn cùng trang lứa trong thôn phải thán phục vì những con vật mà cô tạo ra từ cái đống đất được đem về từ cánh đồng Nulanh ven bờ sông Quao quê cô. "Không hiểu sao lúc đó, những động tác xoay vòng, nhào nặn những cái nồi, cái trả của bà nội, của mẹ lại thu hút em đến vậy, lúc đó em nghĩ sau này mình sẽ theo nghề của bà và mẹ..." - cô nói như thế.

Tốt nghiệp THCS xong, cô phải nghỉ học để đi học may và trở thành một cô thợ may lành nghề có nhiều khách hàng. Thế nhưng cô vẫn cứ đau đáu nghĩ về nghề làm gốm cổ. Tưởng chừng như cái mơ ước được theo nghề gốm cổ của ông bà tiên tổ đã phải thui chột vì cơm áo gạo tiền thì một người quen của cha cô có ý định mở một quán cà phê và ngỏ ý muốn trang trí quán của ông bằng những món đồ gốm cổ dân dã Bầu Trúc. Cha cô đem chuyện đó bàn với cô và cái tính ham nghịch đất thuở nhỏ của Kiều Lan trỗi dậy, cô nói với cha cô nhận lời cho cô làm.

Cô dành nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để đầu tư, sáng tạo ra những mẫu mã mới. Ban đầu cô cũng muốn cải tiến, muốn tạo ra những sản phẩm trơn tru, tròn trịa không giống với kiểu làm gốm cũ của bà và mẹ, vì cô nghĩ như thế nó sẽ đẹp hơn. Thế nhưng có một điều oái ăm là khi cô đem những mẫu mới đó đi chào hàng thì hầu hết khách hàng đều không thích. Và cái lý của khách hàng đưa ra quả là hợp lý: Gốm Chăm thì đâu có trơn tru, bóng bẩy. Người ta tìm đến với gốm cổ Bầu Trúc là vì cái dáng sù sì, thô mộc, bởi cách tạo dáng cũng như cách nung không giống ai của nó chứ đâu vì cái hào nhoáng bên ngoài. "Đó là một bài học nhớ đời cho em".

Lan xem đó là một thách thức, thách thức chính bản thân mình. Yêu cầu của người đặt hàng là: hàng trang trí có tính thẩm mỹ cao và phải mang hồn gốm Chăm Bầu Trúc. Sau nhiều lần mày mò làm thử với nhiều mẫu mã, cuối cùng Kiều Lan thành công. Người bạn của cha cô sau khi xem những tác phẩm của Kiều Lan thực hiện đã đồng ý đặt hàng hàng loạt để ông đề-co cho quán cà phê của mình.





Hầu hết sản phẩm gốm mỹ nghệ Chăm của Kiều Lan đều thấp thoáng đâu đó cái hồn của ông bà. Thoạt nhìn thì cái dáng vẻ thô mộc của những sản phẩm Kiều Lan làm ra khiến không ít người khó chịu. Vì nó thô quá, vụng về quá. Nhưng càng ngắm lâu chừng nào thì người ta mới hiểu vì sao cái làng gốm Bầu Trúc, làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á này lại thu hút sự chú ý của những nhà làm văn hóa, cũng như du khách trong và ngoài nước nhiều đến vậy. Chính vì thế mà tháng 5/2003, Sử Thị Kiều Lan đã được mời ra Hà Nội để biểu diễn nghề làm gốm Chăm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Và ở đây, cô đã khiến cho khách tham quan phải trầm trồ khen ngợi vì cách làm gốm không giống ai. Làm gốm không cần bàn xoay và nung không cần lò. Ngày nay thì Kiều Lan đã trở thành một trong những nghệ nhân làm gốm mỹ nghệ Chăm khá nổi tiếng. Tác phẩm của cô đã vào Nam ra Bắc, hiện diện nhiều ở những shop bán đồ mỹ nghệ trên đường Nguyễn Huệ, nhà hàng Song Ngư ở đường Sương Nguyệt Ánh (TP Hồ Chí Minh), ngay cả nhà hàng Ápsara ở Đà Nẵng cũng đặt mua các tác phẩm mỹ nghệ gốm Chăm của cô để trang trí cho nhà hàng của mình.

Mơ ước của Kiều Lan đã trở thành hiện thực, cho dù thu nhập không cao so với nghề may lại có phần vất vả hơn nhiều, nhưng: "Lớp trẻ tụi em cần phải duy trì và phát huy nghề làm gốm cổ này vì nó là văn hóa, là cái hồn dân tộc Chăm của em"...



Hoàng Công Tâm



Nguồn: Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

https://nghean.forum-viet.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết